Có thể trả lời ngay: Không độc hại. Bởi tấm thạch cao không chứa hỗn hợp Ami-ăng và chất gây ung thư. Ngay cả trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra, tấm thạch cao không sản sinh ra khí độc hại. Vì vậy, tấm thạch cao là một vật liệu “xanh” ứng dụng trong ngành xây dựng, bảo đảm cho môi trường sạch và an toàn.
Thạch cao có từ thời Ai Cập cổ đại
Nguồn gốc thạch cao tồn tại trong lớp bùn trầm tích sau khi nước biển bay hơi. Tên gọi gymsum (tiếng Anh) – thạch cao có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (mang nghĩa động từ là “đốt” hay “nấu”). Lịch sử sử dụng thạch cao được bắt đầu cách đây 5.000 năm, từ thời Ai Cập cổ đại, nơi mà các đặc tính của thạch cao đã được khám phá. Chúng ta biết rằng cách đây 5.000 năm, người Ai Cập đã biết đốt hở thạch cao trên lửa, sau đó nghiền thành bột và trộn bột này với nước để làm vật liệu trám trét giữa các khối đá trong lăng mộ; chứng tích còn lưu dấu ở kim tự tháp vĩ đại Cheops. Người Hy Lạp cũng sử dụng thạch cao trong các đền đài của họ. Tác giả Theophraster (372-287 trước CN) đã mô tả khá đầy đủ cách sản xuất bột thạch cao thời điểm đó ở Syria và Phoenicia.
Người La Mã đã đúc hàng ngàn bản sao các bức tượng Hy Lạp bằng thạch cao. Năm 1775, người Pháp – Lavoisier đã tìm ra công thức hóa học của thạch cao là CaSO4.2H2O. Việc phát hiện ra thành phần thạch cao gồm muối canxi sunfat ngậm 2 phân tử nước đã mở đường cho sự phát triển công nghiệp thạch cao. Vào năm 1888, hãng Sackett Hoa Kỳ phát minh ra máy sản xuất tấm thạch cao; năm 1901, nhà máy sản xuất tấm thạch cao đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Hoa Kỳ. Ngày nay, bột thạch cao được ứng dụng rộng rãi trong các sinh hoạt hàng ngày của chúng ta và các lĩnh vực khác như công nghiệp sản xuất tấm thạch cao không độc hại – nguồn vật liệu xanh, sạch trong xây dựng và môi trường sống.